TOP 10 công việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất

Tác giả sinhvienkinhte 19/07/2024 26 phút đọc

Hiện nay, nhu cầu làm thêm của các bạn sinh viên rất lớn. Một phần muốn cải thiện thu nhập, trau dồi kinh nghiệm, làm quen với môi trường làm việc trước khi đi làm… Dù với mục đích gì đi nữa thì không thể phủ định được sức hút của một số ngành nghề làm thêm hiện nay.

Bài viết sau đây của sinh viên kinh tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp và gửi đến bạn đọc qua bài viết “TOP 10 công việc là thêm cho sinh viên tốt nhất

>>>>>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế quốc tế

I: TOP 10 công việc là thêm cho sinh viên tốt nhất

1, Nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn, quán nước

Đứng đầu trong danh sách top 10 việc làm thêm cho sinh viên chính là vị trí nhân viên phục vụ. Đây là một trong những công việc phổ biến và được nhiều sinh viên lựa chọn. Với nhu cầu ăn uống ngày một tằng cao thì dễ thấy hàng quán cũng mọc lên nhiều, nhu cầu tuyển dụng việc làm cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận.

Công việc này khá linh hoạt, thời gian rất linh động được chia thành nhiều ca khác nhau, do đó các bạn sinh viên dễ dàng sắp xếp hòa hợp được với lịch học và lịch làm việc. Thu nhập công việc này tuy ở mức trung bình nhưng nó đáp ứng khá ổn định theo tháng.

2, Nhân viên bán hàng

Tương tự như vị trí nhân viên phục vục, đây cũng là một trong những công việc làm thêm được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nếu bạn yêu thích kinh doanh , giao tiếp và trao đổi với khách hàng thì đây là công việc phù hợp cho bạn. Với mức lương khá cộng thêm bạn sẽ được học hỏi khá nhiều kinh nghiệm có thể áp dụng cho công việc sau này của mình thì đây ắt hẳn là công việc làm thêm đúng nghĩa nhất.

3, Làm gia sư

Nếu bạn có kiến thức nền vững chắc thì đây là công việc hoàn toàn dành cho bạn với thu nhập rất tốt và ổn định. Khi bạn theo đuổi công việc này, ngoài những kiến thức cần có để dạy học bạn còn phải có một cái đầu tinh tế và tâm lý khi giao tiếp và trao đổi với nhiều phụ huynh đặc biệt là những cha mẹ khó tính và kỹ trong việc giáo dục con cái.

4, Làm PG và PB

PG (Promotion Girl), PB (Promotion Boy) là các công việc làm thêm hấp dẫn giúp các bạn sinh viên kiếm được thu nhập khá so với các công việc khác. Công việc này yêu cầu bạn phải có ngoại hình dễ nhìn và kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn sẽ là người đại diện cho công ty giới thiệu sản phẩm đến người dùng, thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn. Chính vì vậy, nếu bạn được khách hàng yêu thích thì sản phẩm bạn bán được cũng khá nhiều, thù lao cũng tương xứng với công sức bạn bỏ ra.

5, Trợ giảng tiếng Anh

Trong các công việc làm thêm của sinh viên không thể không kể đến việc trợ giảng tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ. Chính vì tiếng Anh được đưa vào chương trình giảng dạy từ tiểu học nên tiếng Anh vốn dĩ không còn xa lạ với chúng ta. Nhu cầu học ngoại ngữ cũng một ngày tăng từ đó mở ra nhiều cơ hội làm thêm cho các bạn sinh viên khá tiếng Anh với mức thu nhập hấp dẫn. Công việc này không những giúp bạn tiếp xúc với nhiều trẻ em mà còn giúp bạn tăng thêm các kỹ năng khác.

6, Giao hàng (shipper)

Với xu hướng bán hàng online ngày nay đang bùng nổ thì lượng shipper cũng tăng theo. Chỉ cần có xe máy và khả năng dò đường cực tốt, bạn sẽ có ngay một công việc làm thêm tuy có hơi chút vất vả nhưng thu nhập xứng đáng với công sức của bạn. Tùy thuộc vào thời gian sắp xếp dành cho công việc mà hàng tháng bạn có thể thu nhập từ 5-6tr đồng. Quả là một con số không nhỏ đối với sinh viên đúng không nào.

7, Phát tờ rơi

Phát tờ rơi là công việc phổ biến hay được các bạn sinh viên chọn. Với nhu cầu cần quảng cáo của nhiều thương hiệu, có rất nhiều trung tâm môi giới việc làm tuyển các bạn phát tờ rơi với thu nhập khoảng 60-70k/ lần. Công việc này không yêu cầu thời gian nhiều mà bạn còn có thể nhận ngay số tiền trong ngày. Công việc cũng khá nhẹ nhàng, không tốn nhiều công sức.

8, Nhân viên telesale

Có rất nhiều doanh nghiệp cần tuyển các telesale với số lượng lớn. Công việc của các bạn chủ yếu tiếp nhận cuộc gọi từ khách hàng, giải đáp, tư vấn cũng như xác nhận các đơn hàng, dịch vụ cho khách. Công việc này không yêu cầu kinh nghiệm nhiều, chỉ cần bạn có khả năng giao tiếp và xử lý tình huống khéo léo là có thể làm được. Mức lương tùy vào từng nơi nhưng thường sẽ có lương cứng cộng với khoản hoa hồng lợi nhuận bán được hàng.

9, Giúp việc theo giờ, trông trẻ

Lợi thế của sinh viên đó chính là thời gian, do đó các bạn có thể tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi để đăng ký giúp việc theo giờ hoặc trông trẻ theo yêu cầu. Công việc này tương đối dễ kiếm và thường phù hợp dành cho các bạn nữ khéo léo và cẩn thận. Với thù lao lên đến 30k/giờ, bạn có thể thoải mái làm vào lúc rảnh rỗi, tùy vào bạn thương lượng với chủ nhà.

10, Các vị trí internship tại các công ty

Đối với những bạn sinh viên năm cuối, thời gian dành cho việc học không còn dày đặc như các năm khác, các bạn thường có xu hướng tìm kiếm các vị trí internship tại các công ty có liên quan đến chuyên môn của mình. Công việc này vừa giúp các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm và còn giúp tăng thêm thu nhập. Hiện nay rất nhiều công ty tuyển các vị trí sinh viên thực tập, với mức lương trợ cấp 2-4 triệu đồng /tháng, đây là một công việc thực tế giúp ích cho công việc sau này của các bạn rất nhiều.

II: Cách tìm việc làm thêm cho sinh viên

Dưới đây là một số mẹo tìm việc làm thêm cho sinh viên hiệu quả:

1, Cân nhắc thời gian làm việc

Trước khi bắt đầu tìm kiếm việc làm, hãy xem xét thật kỹ lịch trình của mình. Bạn muốn làm việc vào thời gian nào? Một số công việc làm thêm sẽ đòi hỏi phải làm nhiều giờ liền hoặc làm theo ca. Điều này sẽ rất lý tưởng nếu như bạn có lịch trình làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, nếu như bạn chỉ có thể làm việc một số giờ cố định trong ngày, thì bạn phải ghi nhớ điều này khi xin việc để không ảnh hưởng đến việc học.

2, Nghiêm túc trong quá trình tìm việc

Hãy nhớ rằng tìm việc làm thêm cũng tương tự như xin việc chính thức vậy. Bạn vẫn sẽ cần phải nộp CV, phỏng vấn,... Do đó, hãy chuẩn thị thật nghiêm túc nếu như bạn muốn đạt được kết quả tốt.

3, Thể hiện cam kết làm việc lâu dài

Lĩnh vực việc làm này chứng kiến sự biến động về nhân sự nhiều nhất do sinh viên phải quay trở lại trường đi học hoặc tìm được công việc toàn thời gian khác. Hãy cố gắng nhấn mạnh trong CV và khi phỏng vấn rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên nhiệt huyết và sẽ không chuyển việc chỉ trong một thời gian ngắn.

4, Sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự linh hoạt của bạn trong quá trình ứng tuyển. Nếu đó là việc làm theo ca, hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào được yêu cầu.

5, Viết CV ấn tượng

Trong CV, hãy tránh những từ ngữ chung chung như "nhiệt huyết, hòa đồng, kỹ năng làm việc nhóm tốt,...". Thay vào đó, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai. Ví dụ, nếu bạn muốn thể hiện rằng bạn có kỹ năng làm việc nhóm rất tốt, thì hãy đưa ra ví dụ về một dự án teamwork thành công. Nếu có thể, hãy chứng minh thành tích của mình thông qua các con số.

6, Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Hãy tìm hiểu về công ty và chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn quen thuộc trước khi đến phỏng vấn. Đồng thời, lưu ý chọn trang phục phù hợp - trang phục công sở trang trọng, kể cả khi bạn biết chắc chắn rằng mình có thể ăn mặc đơn giản khi đến làm việc sau này. Chọn trang phục phù hợp cũng là một cách để thể hiện sự nghiêm túc đối với công việc và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

III. Làm sao để đi làm thêm mà không ảnh hưởng việc học?

Cho dù bạn là sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt, học phí hay chỉ đơn giản là học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng mới thì cũng đều phải đối mặt với áp lực cân bằng giữa công việc và học tập.

Điều này nghe có vẻ khó; tuy nhiên, nếu như bạn biết cách lên kế hoạch và luôn luôn tuân thủ nguyên tắc thì chắc chắn bạn sẽ làm được.

Để cân bằng giữa việc làm thêm và việc học, bạn nên:

  • Lên kế hoạch cụ thể và luôn thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
  • Nắm rõ và thông báo cho mọi người (cấp trên và đồng nghiệp) để mọi người có sự chuẩn bị thay thế vào những buổi mà bạn đi vắng.
  • Chuẩn bị sẵn tinh thần cho những công việc đột suất.
  • Không nước đến chân mới nhảy.
  • Học cách đối phó với những áp lực trong học tập và công việc.
  • Luôn giữ sức khỏe tốt, thời gian sinh hoạt hợp lý, khoa học.
  • Tự cho phép bản thân khoảng thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần, sau khi hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng,
  • Đặt mục tiêu cụ thể và tập trung hết sức vào mục tiêu đó.
  • Đặt ra những giới hạn cho bản thân, học cách nói không với những thứ không quan trọng.
  • Tìm công việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích.

IV: Lưu ý khi tìm việc làm thêm cho sinh viên để tránh bị lừa đảo

1, Tìm việc ở những nguồn uy tín

Trước khi ứng tuyển vào một vị trí công việc được đăng tuyển dụng trên website tuyển dụng hoặc mạng xã hội, bạn cần phải đảm bảo rằng đó là công ty có thực, tồn tại hợp pháp. Bạn cũng cần làm điều tương tự với những công ty chủ động gọi điện mời bạn đến làm việc. Chỉ cần một vài động tác tìm kiếm đơn giản trên Google là bạn sẽ có thể tìm được những thông tin cần thiết nhất.

Trong trường hợp bạn hầu như không thể tìm thấy bất cứ thông tin nào cả thì bạn cần phải thận trọng, đặc biệt là khi công ty đó không có địa chỉ trụ sở chính hoặc nơi làm việc cụ thể. Bạn không thể chỉ đơn giản tin vào website và số điện thoại của họ.

2, Tự mình xác minh thông tin

Một công ty tuyển dụng chuyên nghiệp chắc hẳn sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin quan trọng nhất về công ty của họ. Tuy nhiên, điều này không thể giúp đảm bảo uy tín 100%, bạn vẫn cần phải tự mình xác định thông tin. Tìm kiếm trên Google hoặc tham gia vào các hội, nhóm chuyên đánh giá, review công ty trên mạng xã hội sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết.

Bạn cũng nên hỏi nhà tuyển dụng thông tin chi tiết hoặc bản mô tả công việc hoàn chỉnh cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn không nên tiếp tục quy trình tuyển dụng nếu như họ từ chối cung cấp thông tin.

3, Cảnh giác với các khoản phí

Không có nhà tuyển dụng uy tín nào yêu cầu bạn phải nộp phí trước khi phỏng vấn. Nếu phía công ty yêu cầu bạn phải đóng các khoản tiền như xác minh thông tin ứng viên, thủ tục hành chính, tiền hồ sơ hay chi phí đào tạo thì bạn nên từ chối thẳng thắn ngay từ đầu.

4, Bảo vệ thông tin cá nhân

Không cung cấp thông tin cá nhân như số CMND, ngày sinh, số sổ hộ khẩu, tài khoản ngân hàng cho đối phương trước khi đến phỏng vấn trực tiếp.

Trên đây là những gợi ý việc làm phù hợp với sinh viên. Trước khi tìm kiếm việc làm thêm, bạn cần cân nhắc kỹ càng để có được công việc ưng ý và cơ hội trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo thêm những mẫu CV xin việc nhân viên nhập liệu, nhân viên bán hàng hay nhân viên thu ngân,... để hoàn thiện cho hồ sơ xin việc làm thêm của bản thân và gửi tới nhà tuyển dụng khi có nhu cầu.

Ngoài ra nếu bạn vẫn còn băn khoăn sinh viên có nên làm thêm không, chọn việc như thế nào cho phù hợp thì hãy cùng tìm hiểu thật kỹ để có thể ứng dụng cho nhu cầu công việc để không ảnh hưởng đến việc chính của mình là học tập nhé. Tuy nhiên làm thêm cũng có rất nhiều ưu điểm đặc biệt là trải nghiệm giúp bạn vững vàng hơn khi ra trường, hãy thử và làm trong khả năng của mình nhé.

Tác giả sinhvienkinhte 2
Bài viết trước Hướng dẫn sử dụng hàm IF trong Excel và ví dụ minh họa

Hướng dẫn sử dụng hàm IF trong Excel và ví dụ minh họa

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Câu Hỏi Phỏng Vấn Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp

Tổng Hợp Câu Hỏi Phỏng Vấn Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo