Học xuất nhập khẩu ra làm gì?
Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Làm nghề xuất nhập khẩu là làm gì? Những vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu là gì? Nghề xuất nhập khẩu làm những công việc gì là điều quan tâm của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên.
Bài viết dưới đây Sinh Viên Kinh Tế TPHCM sẽ chỉ ra những công việc trong ngành xuất nhập khẩu và Logistics thông qua mô hình của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp logistics hiện nay.
>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất TPHCM và Hà Nội
I. Mô hình công ty Xuất khẩu
Để biết được học xuất nhập khẩu ra làm gì thì các bạn cùng tham khảo trong các công ty Xuất khẩu hiện nay thường có các bộ phận nào:
- Thu mua (Purchase)
- Kinh doanh (Sales)
- Kế toán (Accountant)
- Logistics
1. Nhân viên Thu mua trong nước (purchase)
Làm việc với Các công ty đầu mối, làng nghề, cơ sở sản xuất, hiệp hội, Nhà máy sản xuất,… để từ đó lựa chọn mặt hàng phù hợp, đi đến thỏa thuận và kí hợp đồng mua hàng.
2. Nhân viên Kinh doanh (sales)
- Tìm kiếm khách hàng
- Website và các trang TMĐT
- Digital Marketing, Mạng xã hội
- Quảng cáo (Baner, TV, Fress…)
- Hội chợ
- Đối thủ cạnh tranh, hải quan, công ty cung cấp dịch vụ Logistics
- Thương lượng đàm phán
- Gửi hàng mẫu (nếu cần)
- Ký hợp đồng
- Thông báo kế hoạch và thời gian chuyển hàng cho bộ phận Logistics
3. Nhân viên làm ở bộ phận Logistics
- Xin báo giá vận chuyển dựa theo điều kiện giao hàng của hợp đồng (nếu cần)
- Chuẩn bị bộ chứng từ XK
- Đặt booking XK
- Làm thủ tục hải quan XK
- Đưa hàng ra cảng, sân bay
- Hoàn thành thủ tục hải quan XK (nếu có)
- Gửi hướng dẫn lập bill cho công ty vận chuyển
- Kiểm tra và xác nhận bill
- Nhận bộ bill xuất khẩu
- Gửi bộ chứng từ cho người mua
- Báo kế toán theo dõi quá trình thanh toán
- Liên hệ và nhận lại bộ chứng từ XK từ công ty vận chuyển
»»» Ngành Xuất Nhập Khẩu Học Trường Nào Tốt?
II. Mô hình công ty Nhập khẩu
Ở các công ty Nhập khẩu cũng có các bộ phận tương tự như các công ty Xuất khẩu, tuy nhiên công việc ở từng vị trí công việc có đôi chút khác.
1. Thu mua nước ngoài (purchase)
- Tìm kiếm khách hàng
- Các trang TMĐT, Web bán hàng….
- Đối thủ cạnh tranh
- Internet
- Các hội chợ xúc tiến thương mại
- Hiệp hội tại các quốc gia
- Đàm phán và thương lượng
- Làm và theo dõi hợp đồng
- Đề nghị gửi hàng mẫu (nếu cần)
- Chuyển thông tin sang bộ phận Logistics để bố tri thời gian vận chuyển
2. Kinh doanh (sales)
- Tìm kiếm khách hàng hay đại lý
- Website và các trang TMĐT
- Digital Marketing, Mạng xã hội
- Quảng cáo (Baner, TV, Fress…)
- Hội chợ, phát triển đại lý…..
3. Bộ phận Logistics
- Xin báo giá vận chuyển dựa theo điều kiện giao hàng của hợp đồng (nếu cần)
- Chuẩn bị bộ chứng từ NK
- Đặt booking NK
- Theo dõi quá trình hàng vận chuyển
- Làm thủ tục hải quan NK khi hàng về
- Đóng thuế nếu có
- Báo kế toán thanh toán chi phí vận chuyển nếu có
- Liên hệ và nhận lại bộ chứng từ NK từ công ty vận chuyển (nếu có)
III. Mô hình công ty Logistics
Trong các công ty Logistics hiện nay thường có các bộ phận sau:
- Kinh Doanh (Sales)
- Chứng từ (Docs)
- Dịch vụ KH (Customer service)
- Kế toán (Accountant)
- Hiện trường (Ops)
1. Nhân viên kinh doanh
- Tìm kiếm khách hàng
- Thương lượng và đàm phán
- Xin giá từ hãng vận chuyển
- Làm báo giá gửi KH
- Theo dõi quá trình vận chuyển các lô hàng
- Theo dõi quá trình thanh toán của KH
- Giải quyết các vấn đề phát sinh với KH nếu có
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong công ty
2. Chứng từ - dịch vụ KH
- Tiếp nhận thông tin lô hàng từ bộ phận KD
- Liên hệ đại lý/hãng vận chuyển lấy booking
- Liên hệ và gửi booking cho KH
- Lấy hướng dẫn lập bill và làm bill gửi KH
- Lấy xác nhận thông tin bill của KH và phát hành bộ bill gốc (copy)
- Gửi bộ bill cho KH
- Theo dõi quá trình hàng đi/đến
- Thông báo cho KH thông tin hàng đi/đến
- Lập chi tiết thanh toán và chuyển KT phát hành HD VAT
- Theo dõi và phối hợp cùng KT quá trình thanh toán của KH
3. Nhân viên hiện trường
- Tập bộ chứng từ XK/NK từ KH
- Tư vấn cho KH bộ chứng từ XK/NK
- Liên hệ lấy bộ chứng từ XK/NK
- Khao báo và làm thủ tục XK/NK cho khách hàng
- Bố trí xe vận chuyển hàng cho KH
- Gửi thông tin cho các bộ phận liên quan đến lô hàng
- Tập hợp bộ chứng từ và gửi trả KH
Mong rằng những thông tin trên đã giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu và việc học xuất nhập khẩu ra làm gì. Đây là một trong những ngành được đánh giá HOT nhất hiện nay và đang có nhu cầu cao về nhân lực. Chắc chắn đây sẽ là một trong những ngành nghề có triển vọng, phát triển mạnh trong tương lai.
Để có được kiến thức và kinh nghiệm làm nghề thì các bạn nên tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu - logistics tại các địa chỉ đào tạo uy tín để được hướng dẫn chi tiết
Tham khảo thêm: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM Và Hà Nội