Điều Kiện Bảo Hiểm Hàng Hóa Trong Vận Tải Quốc Tế

Tác giả sinhvienkinhte 10/04/2024 17 phút đọc

Điều kiện bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế ngày càng được quan tâm với nhiều lợi ích thiết thực và giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro trong hoạt động vận tải quốc tế.

Cùng Sinh viên kinh tế TPHCM tìm hiểu những thông tin chi tiết về Điều kiện bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế trong bài viết dưới đây:

>>>> Bài viết xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

1. Lịch sử hình thành bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế

Những năm 1780 ở nước Anh, việc bảo hiểm thường chỉ là sự bảo đảm của một số cá nhân các thủy thủ với nhau về trách nhiệm gia đình của họ. Trong điều kiện đi biển có nhiều rủi ro nguy hiểm, anh em thủy thủ nhà Lloyd’s đưa ra các bảo đảm cho gia đình các đồng nghiệp đối với trường hợp họ không trở về.

Về sau hình thức này đã phát huy tác dụng rất lớn cho con người và hàng hóa chuyên chở bằng đường biển nên được mọi người ủng hộ. Anh em thủy thủ Lloyd’s đã thành lập ra công ty đầu tiên chuyên bảo lãnh các rủi ro của các thủy thủ ở vùng đó. Họ bỏ việc đi biển và kinh doanh trên lĩnh vực bảo hiểm.

Ban đầu họ đưa ra những mẫu hợp đồng theo kinh nghiệm của họ gọi là mẫu SG trong đó quy định rõ các loại rủi ro, các hình thức bồi thường và trách nhiệm của các bên tham gia. Mẫu đơn bảo hiểm đầu tiên là mẫu đơn Lloyd’s S.G form of policy. Dần dần, hình thức bảo hiểm được phân định rõ ràng hơn và trách nhiệm cũng hợp lý hơn. Hình thức bồi thường không còn đơn thuần gắn với trách nhiệm lo lắng toàn bộ cho các thủy thủ tham gia bảo hiểm bị mất tích mà được quy định bồi thường bằng tiền tương ứng với phí bảo hiểm. Luật Bảo hiểm hàng hải 1906 (Marine Insurance Act, 1906) của Anh đã được nhiều nước áp dụng.

Điều Kiện Bảo Hiểm Hàng Hóa Trong Vận Tải Quốc Tế

2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế

Trải qua nhiều lần sửa đổi có thể xem xét các hình thức bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo các quy định sau:

a. Căn cứ vào Viện Bảo hiểm Luân Đôn (Institute of London Underwriters)

- Điều kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng

Trong tiếng anh thuật ngữ PA (Particular Average) có nghĩa là tổn thất bộ phận và FPA (Free Particular Average) có nghĩa là miễn bồi thường tổn thất bộ phận không phải là tổn thất chung nhưng vẫn bồi thường tổn thất toàn bộ.

- Bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng (WA - With particular Average). Chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro xảy ra gây tổn thất riêng.

- Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (All risks).

b. Căn cứ theo ICC 1963

Năm 1982, ICC đã đưa ra cách phân loại rõ ràng hơn từ cơ bản thành nhiều hình thức mua bảo hiểm trong đó có:

- Điều kiện bảo hiểm A (Institute Cargo Clauses A).

Điều kiện này tương tự như điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro nhưng đã sửa đổi nhiều nội dung hơn điều kiện (All risks) ở trên. Điều kiện bảo hiểm này là điều kiện được bảo hiểm lớn nhất trong các điều kiện bảo hiểm khác gồm điều kiện bảo hiểm B và điều kiện bảo hiểm C.

- Điều kiện bảo hiểm B (Institute Cargo Clauses 1

Điều kiện bảo hiểm này tương tự điều kiện bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng. Theo sửa đổi năm 1963 thì các trường hợp được bảo hiểm là cụ thể hơn và đưa ra các điều kiện loại trừ
rõ ràng hơn.

- Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C).

Điều kiện bảo hiểm này tương tự như điều kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng. Các điều khoản loại trừ cũng được quy định tương tự như điều khoản A và B.

- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hóa chuyên chở đường biển (Institute War Clauses, cargo).

- Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hóa chuyên chở đường biển (Institute Strikes Clauses, cargo).

Xem thêm:

3. Nội dung của các điều kiện bảo hiểm hàng hóa

Những nội dung bảo hiểm hàng hóa theo 3 điều kiện chính bao gồm:

a. Điều kiện bảo hiểm C

+ Rủi ro được bảo hiểm bao gồm:

• Cháy hoặc nổ;

• Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

• Tàu đâm va với các phương tiện hay vật thể khác không phải nước hoặc bị mất tích;
họ gọi là

• Dỡ hàng tại nơi lánh nạn; n thức bồi thường và trách • Phương tiện đường bộ bị trật bánh hay lật đổ;

• Hy sinh vì tổn thất chung;

• Vứt hàng xuống biển. susid pid neid sic G

+ Tổn thất, chi phí và trách nhiệm của bên bảo hiểm bao gồm:

• Tổn thất chung và chi phí cứu nạn được tính toán và phân bổ theo hợp đồng vận tải và/hoặc theo luật lệ và tập quán quy định hiện thời

• Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu khi hai tàu đâm nhau đều có lỗi (Both to blame collision clause)

b. Điều kiện bảo hiểm B

Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện C, còn được bảo hiểm thêm các rủi ro sau:

+ Động đất, núi lửa phun, sét đánh;

+ Nước cuốn hàng khỏi tàu;

+ Nước biển, sông hồ chảy vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, công-ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;

+ Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi xếp, dỡ lên phương tiện tàu và xà lan.

c. Điều kiện bảo hiểm A

Nội dung điều kiện bảo hiểm A sẽ được bồi thường mọi mất mát, hư, hỏng hoặc chi phí của đối tượng bảo hiểm trừ các rủi ro loại trừ như điều kiện B và C. Ngoài ra, còn thêm điều kiện được bồi thường rủi ro do thiệt hại cố ý hoặc phá hoại không phải do người được bảo hiểm gây nên.

Ngoài ra, người mua bảo hiểm có thể mua thêm những bảo hiểm chiến tranh và bảo hiểm đình công cho hàng hóa chuyên chở bằng đường biển (Institute War Clause, cargo và Institute strike Clause, cargo) như sau:

- Bảo hiểm chiến tranh: Rủi ro được bảo hiểm cho mất mát, hư, hỏng của đối tượng được bảo hiểm do:

+ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi/hay chống lại một thế lực tham chiến

+ Bị chiếm đoạt, bị tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế hoặc bị giữ lại phát sinh từ những biến cố nói trên và hậu quả của chúng hoặc âm mưu tiến hành những hoạt động đó gây ra;

+ Mìn, ngư lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh vô chủ sót lại sau chiến tranh;

+ Đóng góp vào tổn thất chung.
- Bảo hiểm đình công:

Rủi ro được bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do:

+ Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy của dân chúng;

+ Bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc người nào hành động vì mục đích chính trị;

+ Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hợp đồng thương mại, các loại hợp đồng thương mại và mẫu hợp đồng thương mại mới nhất mà Sinh viên kinh tế TPHCM muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về hợp đồng thương mại.

Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM và Hà Nội

Tác giả sinhvienkinhte 2
Bài viết trước [Q&A] Kế Toán Tổng Hợp - Những Thông Tin Kế Toán Cần Biết

[Q&A] Kế Toán Tổng Hợp - Những Thông Tin Kế Toán Cần Biết

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo