Logistics Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Ngành Logistics

Tác giả sinhvienkinhte 10/04/2024 19 phút đọc

Bản chất về logistics có được chia thành logistics nội địa và logistics quốc tế.

Có thể hiểu một cách đơn giản, hiện nay, nhiều người có nhu cầu mua hàng giao tận nơi, điều này có nghĩa các dịch vụ xoay quanh việc đặt, giao và vận chuyển sẽ tăng cao. Đồng nghĩa với việc này, ngành logistics ngày càng phát triển mạnh.

Tại sao lại như vậy? Cùng Sinh Viên Kinh Tế TPHCM định nghĩa cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé

1. Logistics là gì? Ngành Logistics là gì?

Thực tế, dù được hiểu là hậu cần nhưng rất khó để định nghĩa “Logistics là gì?”, do đây là một từ nghĩa rộng, thuật ngữ bao quát được nhiều hoạt động. Do vậy, người ta vẫn giữ nguyên thuật ngữ Logistics để sử dụng.

Logistics là quá trình lập kế hoạch và thực hiện vận chuyển và lưu trữ hàng hóa hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của logistics là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời, tiết kiệm chi phí.

>>>> Bài viết xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Ban đầu, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển quân nhân, thiết bị và hàng hóa. Hiện nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến hơn trong việc di chuyển hàng hóa thương mại trong chuỗi cung ứng.

Nhiều công ty chuyên về logistics, cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và các ngành công nghiệp khác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn. Một số sở hữu toàn bộ cơ sở hạ tầng, từ máy bay đến xe tải, nhà kho và phần mềm, trong khi những công ty khác chỉ chuyên về một hoặc hai bộ phận.

Thông thường, các nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất lớn sở hữu các bộ phận chính trong mạng lưới logistics của họ. Tuy nhiên, hầu hết các công ty thuê ngoài chức năng này cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL).

Vận tải và kho bãi là hai chức năng chính của logistics.

Quản lý vận tải tập trung vào việc lập kế hoạch, tối ưu hóa và thực hiện việc sử dụng phương tiện để di chuyển hàng hóa giữa các nhà kho, địa điểm bán lẻ và khách hàng. Việc vận chuyển là đa phương thức và có thể bao gồm đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ.

Kho hàng, hoặc quản lý kho hàng, bao gồm các chức năng như quản lý hàng tồn kho và thực hiện đơn hàng, bao gồm cả việc quản lý quy trình và cơ sở hạ tầng kho hàng.

2. Ngành logistics thi khối nào?

Nhiều bạn học sinh đang có định hướng theo ngành logistics thường thắc mắc ngành này cần học và thi khối nào.

Các trường đại học thường tổ chức quyết định tổ hợp khối xét tuyển riêng cho mỗi ngành, thường thì mỗi ngành sẽ có khoảng 3-4 tổ hợp để xét tuyển. Vì vậy, nếu bạn quan tâm ngành học của trường đại học nào, bạn nên truy cập vào đúng website của trường đó, để biết khối ngành mà bạn cần biết.

Thông thường, ngành Logistics sẽ xét tuyển các khối như sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • C00 (Văn, Sử, Địa)
  • C01 (Văn, Toán, Lý)
  • D01 (Văn, Toán, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • D90 (Toán. Anh, KHTN)

3. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào tốt?

Hiện nay, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng được mở rộng và phát triển hơn, do đó, ngày càng có nhiều trường đại học mở ra ngành học này để hỗ trợ học viên trong nghề nghiệp.

Vậy cùng tìm hiểu về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào tốt? được phân loại như sau:

#Các trường đào tạo logistics ở TPHCM

  • Khối trường Đại học quốc gia TPHCM
  • Trường Đại học Ngoại Thương (cả HN và TPHCM)
  • Trường Đại học Giao Thông Vận Tải (cả HN và TPHCM)
  • Trường Đại học Kinh Tế
  • Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật
  • Trường Đại học Kinh Tế – Tài Chính
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Quốc tế RMIT (cả HN và TPHCM)
  • Trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại

#Các trường đào tạo logistics ở Hà Nội

  • Đại học quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
  • Đại học Thương mại
  • Trường Đại học Kinh tế (UEB) – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Các trường đại học đào tạo logistics ở tỉnh khác

  • Trường đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Logistics Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Ngành Logistics

4. Học Logistics có gì thú vị? Học những môn gì?

Nếu bạn theo học ngành Logistics, bạn được trải nghiệm nhiều về mảng kinh doanh, liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, cơ hội phát triển cho những mối quan hệ với các đối tác, khách hàng nước ngoài. Khi ngày càng phát triển, bạn có thể có được nhiều cơ hội du lịch đến các quốc gia khác, có thể từ các cơ hội trong công tác nhiệm vụ.

Ngành logistics thường có nhiều cơ hội tiếp xúc nhiều lĩnh vực đa dạng, trải nghiệm môi trường quốc tế, và có mức thu nhập khá hơn so với mặt bằng chung ngành nghề.

Học logistics là học những môn gì?

Ngành logistics khá rộng, bao hàm nhiều hoạt động, và mỗi trường học sẽ có các chương trình đào tạo khác nhau. Thông thường, ngành học sẽ bao gồm các kỹ năng và kiến thức cần có như:

  • Kiến thức cơ bản về kinh tế, luật ngoại thương
  • Các kỹ năng tính toán, phân tích và ứng dụng
  • Kỹ năng ngoại ngữ:

Đây là một kỹ năng gần như là bắt buộc nếu bạn muốn theo học ngành logistics & quản lý chuỗi cung ứng. Nếu có ngoại ngữ, là một lợi thế nếu sau này sinh viên muốn xin việc tại các doanh nghiệp trong ngành.

  • Kiến thức thương mại, kinh doanh, tài chính
  • Kiến thức và kỹ năng về chuyên ngành Logistics, xuất nhập khẩu

Xem thêm:

5. Con gái có nên học logistics?

Có nhiều sai lầm về quan niệm giới tính về ngành logistics, đa số liên quan đến gánh nặng hoặc vất vả, và người ta thường nghĩ sẽ phù hợp hơn với các bạn nam.

Tuy nhiên, thực tế, từ các tính cách như tỉ mỉ, chỉn chu, ngoại giao tốt, khéo léo trong xử lý vấn đề là những ưu thế giúp nhiều bạn nữ làm tốt, thậm chí là lấn át những bạn nam cũng đang làm nghề.

Chỉ có một hoặc hai vị trí đặc trưng, yêu cầu tuyển dụng nam vì phải di chuyển đi cảng, hoặc giao nhận vận tải nhiều - các vị trí đòi hỏi sức khỏe tốt. Còn lại, con gái sẽ có nhiều lựa chọn cho các vị trí khác nhau như: Sale Logistics, nhân viên chứng từ logistics, mua bán quốc tế, nhân viên hải quan, nhân viên chăm sóc khách hàng,...

Bạn hoàn toàn có thể tự tin học ngành logistics bất kể giới tính nào nhé

6. Học logistics có cần giỏi tiếng Anh

Tiếng anh là một lợi thế nếu bạn muốn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào trong ngành nghề xuất nhập khẩu, logistics. Không nói đâu xa, trên các chứng từ, hợp đồng, với các giao dịch mua bán quốc tế, người ta thường ưu tiên sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, thể hiện các thông tin giao dịch.

Nhưng không hẳn vị trí nào trong ngành logistics cũng yêu cầu cao về khả năng ngoại ngữ, có một số vị trí sẽ yêu cầu nắm rõ và hiểu biết về các thuật ngữ chuyên ngành XNK. Đó sẽ là cơ hội cho các bạn tiếng Anh mức khá, trung bình, có thể ứng tuyển và tham gia vào các ngành nghề logistics này.

7. Học Logistics ra làm gì? Mức lương?

Giống như trao đổi ở trên, thực tế ngành logistics có nhiều vị trí mà sinh viên ngành logistics có thể ứng tuyển như: Nhân viên mua hàng, sales logistics, nhân viên giao nhận hiện trường, nhân viên công chức hải quan, kế toán logistics,....

Mức lương của các doanh nghiệp có thể dao động từ 7.000.000 VND-10.000.000 VND cho những bạn mới tốt nghiệp, và phát triển hơn 1000USD nếu bạn có kinh nghiệm và phát triển lâu dài.

8. Chia sẻ kinh nghiệm làm nghề Logistics cho người mới

Nếu bạn là người mới, chưa có kiến thức ngành logistics, bên cạnh việc trau dồi những kỹ năng, kiến thức từ chương trình đại học ở trường lớp, và hoàn thành để có một tấm bằng đúng chuyên ngành. Đây là nền tảng tốt nếu bạn muốn ứng tuyển vào bất kỳ một doanh nghiệp nào liên quan đến ngành nghề logistics.

Tuy nhiên, không chỉ kiến thức ở trường, mà để giúp bạn có nhiều trải nghiệm về thức tế, phục vụ tốt cho công việc. Các bạn sinh nên tham gia học việc, thực tập hoặc tham gia các khóa học đào tạo logistics thực tế để được các chuyên gia hoặc người trong ngành hướng dẫn cụ thể hơn về công việc phát sinh trong thực tế như thế nào.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hợp đồng thương mại, các loại hợp đồng thương mại và mẫu hợp đồng thương mại mới nhất mà Sinh viên kinh tế TPHCM muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về hợp đồng thương mại.

Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM và Hà Nội

Từ khóa liên quan: logistics là gì; logistics; logistics và quản lý chuỗi cung ứng; ngành logistics; ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng; logistics là ngành gì; ngành logistics là gì; học logistics ra làm gì; ngành logistics học trường nào; học logistics; các trường đào tạo logistics; logistics học trường nào; con gái có nên học logistics; ngành logistics học trường nào ở tphcm

Tác giả sinhvienkinhte 2
Bài viết trước Forwarder Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Freight Forwarder

Forwarder Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Freight Forwarder

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo