Hạn Ngạch Là Gì? So Sánh Thuế Quan Và Hạn Ngạch
Hạn ngạch hay còn gọi là Quota là gì mà lại được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng thường xuyên. Tại sao nó lại quan trọng trong điều tiết sản xuất kinh doanh.
Bài viết dưới đây Sinh Viên Kinh Tế TPHCM xin gửi tới bạn đọc những thông tin về hạn ngạch là gì? So sánh thuế quan và hạn ngạch cùng những kiến thức cần biết về về Quota
I. Hạn Ngạch Là Gì ? Điều Kiện Áp Dụng Hạn Ngạch
1. Hạn ngạch là gì ?
Hạn ngạch trong tiếng Anh gọi là Quota được định nghĩa là số lượng, khối lượng hoặc giá trị hàng hóa được Nhà nước ấn định, trong đó đề cập rõ các doanh nghiệp được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định.
Chúng ta cũng có thể hiểu định nghĩa Quota với một cách khác chính là quy định của mỗi quốc gia về số lượng hàng hóa được phép chấp nhận xuất nhập khẩu trên thị trường trong một thời gian nhất định
Định nghĩa trên khá trừu tượng chúng ta có thể đọc ví dụ sau để dễ hiểu hơn về hạn ngạch nhé!
Mỹ đề xuất cho Việt Nam hạn ngạch 60.000 tấn gạo mỗi năm. Nghĩa là mỗi năm Việt Nam chỉ được xuất khẩu tối đa 60.000 tấn gạo mỗi năm vào thị trường Mỹ.
Trong ví dụ này, hạn ngạch chính là hạn mức khối lượng gạo mà Việt Nam được thị trường Mỹ cấp phép nhập khẩu vào thị trường họ trong khoảng thời gian 1 năm
2. Điều kiện áp dụng hạn ngạch
Đối với hạn ngạch, chúng ta không thể tự ý sử dụng mà cần phải được sự cho phép của quản lí của mỗi quốc gia trong và ngoài nước, áp dụng theo đúng định luật hiện nay
Trong các trường hợp dưới đây, WTO cho phép các nước thành viên sử dụng hạn ngạch là:
- Ngăn ngừa sự khan hiếm của một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm hay nhu yếu phẩm
- Bảo vệ tình hình tài chính và cán cân thanh toán khi thâm hụt nặng nề và nghiêm trọng về dự trữ tiền tệ
- Trợ giúp nhà nước đẩy mạnh nền kinh tế, hạn chế để bảo vệ một số ngành công nghiệp của nước đang phát triển
Ngoài ra, hạn ngạch còn áp dụng trong một số trường hợp sau: Bảo vệ các loài động vật quý hiếm , bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ đạo đức xã hội và bảo vệ giá trị văn hóa tinh thần: Nghệ thuật, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên…
Nhưng bên cạnh đó, hạn ngạch WTO vẫn luôn kèm theo những điều kiện để áp dụng tốt nhất:
- Những quốc gia bị hạn chế sản xuất hàng hóa tiêu dùng hàng hóa ở các thị trường khác trong nước
- Các quốc gia phải cam kết và điều chỉnh hạn ngạch của mình không làm ảnh hưởng lợi ích của các thành viên và phù hợp với tình hình kinh tế (quy định mức hạn ngạch khi tình hinh kinh tế chuyển biến và phục hồi)
- Hạn ngạch mang tính pháp lí không cao và chỉ áp dụng trong khoảng thời gian nhất định nên các quốc gia cần kịp thời thông báo thời gian và thay đổi hạn ngạch nếu có.
»»» Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM và Hà Nội
II. Đặc Điểm Của Hạn Ngạch Quota – Là Gì?
- Hạn ngạch có tính pháp lí không cao, không rõ ràng minh bạch và dễ bị thay đổi
- Thời gian thường áp dụng đối với hạn ngạch là 1 năm
III. Mục Đích Của Chính Sách Áp Dụng Hạn Ngạch
Có rất nhiều quốc gia áp dụng chính sách hạn ngạch với nhiều mục đích cho nền kinh tế nước mình, cụ thể:
- Mục tiêu chính là bảo vệ hàng hóa trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài
- Đảm bảo mặt bằng giá trong nước được ổn định bằng cách điều tiết việc mua sắm hàng hóa nước ngoài.
Giảm các chi phí nhập khẩu của chính sách thương mại
- Giúp điều chỉnh cán cân thanh toán bất lợi và giảm thâm hụt cán cân thanh toán của đất nước
- Bảo toàn nguồn ngoại hối của nhà nước
- Ngăn cản sự đầu cơ tích trữ những mặt hàng xa xỉ của một số bộ phận giàu có
IV. Các Loại Hạn Ngạch – Quota
Thông thường người ta chia thành 4 loại hạn ngạch chính: Hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế quan.
1. Hạn ngạch nhập khẩu là gì?
Hạn ngạch nhập khẩu hay còn gọi là Import Quota được hiểu là một hình thức hạn chế về số lượng hàng hóa có thể nhập khẩu vào thị trường nội địa do Chính phủ quy định. Hạn ngạch nhập khẩu đưa ra với mục đích bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước dễ bị tổn thương. Hạn ngạch ngăn cản việc hàng hóa nước ngoài tràn lan trên thị trường nội địa do giá rẻ bởi chi phí sản xuất ở nước ngoài thấp
Tuy nhiên nhìn chung hạn ngạch cũng gây bất lợi cho người tiêu dùng, làm cho họ không tiếp cận được mặt hàng có giá cạnh tranh hơn các mặt hàng thay thế trong nước.
Hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu là khái niệm mà chúng ta thường dễ nhầm lẫn. Vậy chúng có gì khác nhau không?
Đối với thuế nhập khẩu là loại thế mà mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ tính vào hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài thông qua quá trình nhập khẩu. Khi hàng hóa cập cảng thì cán bộ hải quan sẽ kiểm tra khối lượng hàng hóa cùng tờ khai hải quan để tính thuế nhập khẩu theo qui định. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để bên nhập khẩu có thể đưa hàng hóa vào lưu thông trong nội địa.
Đối với hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế về số lượng hàng hóa có thể nhập khẩu vào thị trường nội địa do Chính phủ quy định.
Nhìn chung điểm khác điểm cơ bản là: Thuế nhập khẩu là khoản tiền mà nhà nhập khẩu phải nộp còn hạn ngạch là lượng hàng hóa giới hạn mà nhà nhập khẩu có thể nhập về.
Tình hình hạn ngạch nhập khẩu của Việt Nam hiện nay
Theo Thông tư số 24/2021/TT-BCT, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2022 của muối (tạm phân đợt 1) là 80.000 tấn; trứng gia cầm (trứng thương phẩm không có phôi) là 63.860 tá; thuốc lá nguyên liệu là 65.156 tấn.
Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Hạn ngạch xuất khẩu là gì?
Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do Chính phủ quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng hàng hóa xuất khẩu khỏi thị trường Việt Nam
3. Hạn ngạch tuyệt đối là gì?
Hạn ngạch tuyệt đối là biện pháp do Chính phủ quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng hàng hóa nhất định có thể tham gia vào thị trường trong khoảng thời gian nhất định
4. Hạn ngạch thuế quan là gì?
Hạn ngạch thuế quan là biện pháp do Chính phủ quyết định áp dụng để hạn chế số lượng , khối lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu với một mức thuế ưu đãi
V. So Sánh Thuế Quan Và Hạn Ngạch
Về cơ bản thuế quan và hạn ngạch khác nhau ở một số cơ sở dưới đây :
Cơ sở so sánh | Thuế quan | Hạn ngạch |
Đối tượng | Mức thuế đánh vào hàng hóa khi xuất/nhập khẩu | Hạn chế đối với số lượng ,khối lượng hàng hóa vào thị trường |
Ảnh hưởng đến GDP | Có ảnh hưởng | Không ảnh hưởng |
Kết quả | Giảm thặng dư người tiêu dùng đồng thời tăng thặng dự của nhà sản xuất | Giảm thặng dư người tiêu dùng |
Thu nhập | Chính phủ | Để nhập khẩu |
Sinh Viên Kinh Tế TPHCM mong rằng những nội dung trên sẽ phần nào giúp các bạn nắm rõ về Hạn ngạch, Điều kiện áp dụng hạn ngạch cho đúng luật nhà nước quy định.
Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu online và offline tại các trung tâm uy tín để được chia sẻ các kiến thức thực tế từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Xem thêm các bài viết:
- Sale Contract Là Gì? Những Kiến Thức Cần Biết Sale Contract
- Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời Hay Nhất
- Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Làm Gì? – Công Việc Của Từng Vị Trí
- Ngành xuất nhập khẩu học trường nào?