Sale Contract Là Gì? Những Kiến Thức Cần Biết Sale Contract
Chắc hẳn đối với những ai đang làm trong ngành xuất nhập khẩu đã không còn xa lạ với thuật ngữ sale contract nữa. Tuy nhiên đối với những người mới vào nghề hoặc những người không làm trong ngành này thì đây hẳn vẫn còn là một thuật ngữ khá mới mẻ.
Vậy cụ thể thì sale contract là gì và những thông tin gì bạn cần nắm về sale contract. Hãy cùng Sinh viên kinh tế TPHCM giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
1. Sale Contract là gì? Purchase Contract là gì?
Sale Contract là hợp đồng mua bán quốc tế hay còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên liên quan có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, theo đó thì một bên được gọi là bên xuất khẩu (hay Bên bán) sẽ có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (hay Bên mua) và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng cho bên bán.
Sales Contract = Purchase Contract: Có nghĩa là hợp đồng kinh tế
Nếu hợp đồng này là do người bán soạn thì đặt tên là Sales Contract; ngược lại nếu là người mua chủ động soạn thì đặt tên là Purchase Contract. Nhưng đôi khi cái tên này cũng được đặt tuỳ vào tập quán làm việc của hai bên
Có thể bạn quan tâm: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt TPHCM Và Hà Nội
2. Đặc Điểm Sales Contract Là Gì?
- Chủ thể tham gia ký hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau (nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa theo nơi cư trú cả họ)
- Đối tượng của bản hợp đồng là những hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác.
- Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những quốc gia khác nhau
3. Lợi Ích Khi Sử Dụng Sales Contract - Hợp Đồng Ngoại Thương
- Sales contract được tạo ra nhằm bảo đảm cho quyền lợi của các bên trong hoạt động giao dịch thương mại.
- Nhờ có hợp đồng thương mại quốc tế Sales Contract mà mọi quá trình giao dịch quốc tế diễn ra được thuận lợi, kích thích việc thương đa quốc gia trên toàn thế giới, nguồn hàng hóa được vận chuyển, lưu thông rộng trên khắp các châu lục.
4. Cách Phân Loại Hợp Đồng Ngoại Thương/ Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Hợp đồng ngoại thương được phân loại theo 3 tiêu chí sau:
*Theo thời gian thực hiện hợp đồng gồm có:
- Hợp đồng ngắn hạn : thường được kí kết trong một khoảng thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện đó thì hai bên đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của mình rồi.
- Hợp đồng dài hạn: thường được thực hiện trong khoảng thời gian lâu dài và trong thời gian hợp đồng đó thì việc giao hàng sẽ được tiến hành nhiều lần.
*Theo nội dung kinh doanh của hợp đồng bao gồm:
- Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng hóa cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó từ trong nước ra nước ngoài, đồng thời chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua
- Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng hóa từ nước ngoài để rồi đưa hàng hóa đó vào nước mình nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước, hoặc dùng để phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước
- Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu cho những hàng hóa mà trước kia nó đã nhập từ nước ngoài vào nhưng không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước
- Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua lại những hàng hóa do nước mình sản xuất và đã bán ra nước ngoài nhưng chưa qua chế biến gì ở nước ngoài cả.
- Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện việc một bên trong nước tiến hành nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để thực hiện lắp ráp, gia công hoặc chế biến chúng thành các sản phẩm rồi lại xuất sang nước đó chứ không dùng cho tiêu thụ trong nước.
*Phân loại theo hình thức hợp đồng:
Gồm 3 loại hợp đồng như: Hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên.
Tuy nhiên, hình thức hợp đồng văn bản vẫn được ưa chuộng vì nó có nhiều ưu điểm như: An toàn, toàn diện và rõ ràng hơn so với các hình thức khác.
5. Nội Dung Cần Có Trên Sales Contract
Những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm:
*Phần mở đầu:
- Tiêu đề của hợp đồng: thường là “contract” hoặc “Sale contract”
- Số và ký hiệu của hợp đồng
- Thời gian đã ký kết hợp đồng đó
*Phần thông tin và các chủ thể của hợp đồng
- Tên của đơn vị : nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
- Địa chỉ của đơn vị
- Các số máy như: số Fax, số điện thoại, email
- Số tài khoản và tên ngân hàng hưởng thụ
- Thông tin về người đại diện ký hợp đồng : phải nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện họ
*Nội dung của hợp đồng
- Article 1 : Commodity : Phần về mô tả hàng hóa
- Article 2 : Quality : Mô tả về chất lượng của hàng hóa
- Article 3 : Quantity : Số lượng hoặc trọng lượng của hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán
- Article 4 : Price : ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại đã lựa chọn và tổng số tiền hàng phải thanh toán của hợp đồng
- Article 5 : Shipment : thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng
- Article 6: phương thức thanh toán quốc tế đã lựa chọn
- Article 7: Packing and Marking: quy cách đóng gói bao bì hàng hóa và nhãn hiệu của hàng hóa đó
- Article 8: Warranty: Các nội dung về việc bảo hành hàng hóa
- Article 9: Penalty: Những quy định về vấn đề phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng
- Article 10: Insurance: Quy định về việc bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua ? và mua bảo hiểm theo điều kiện nào? Nơi để khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm nếu có sự cố xảy ra.
- Article 11: Force majeure: nêu rõ các sự kiện được xem là bất khả kháng và không có khả năng thực hiện được hợp đồng
- Article 12: Claim: nêu các quy định cần thực hiện nếu một bên trong hợp đồng muốn khiếu nại bên còn lại
- Article 13: Arbitration: quy định về luật và ai sẽ là người đứng ra phân xử trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm
- Article 14: Other terms and conditions : nêu những quy định khác ngoài những điều khoản đã được kể ở phần trên.
*Phần cuối của hợp đồng
- Hợp đồng đã ký được lập thành bao nhiêu bản
- Hợp đồng được lập theo hình thức nào
- Ngôn ngữ mà hợp đồng đã sử dụng
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ khi nào
- Trường hợp bổ sung hay sửa đổi hợp đồng thì cần phải làm thế nào?
- Chữ ký, tên, chức vụ của người đại diện mỗi bên
6. Một Số Mẫu Hợp Đồng Ngoại Thương
7. Tổng hợp thuật ngữ tiếng anh về Sales Contract
- Contract: Hợp đồng;
- Purchase contract: Hợp đồng mua hàng;
- Sale Contract: Hợp đồng mua bán;
- Sales contract = Sale contract;
- Sales and Purchase contract: Được hiểu là hợp đồng mua bán ngoại thương;
- Principle agreement: Hợp đồng nguyên tắc;
- Expiry date: Ngày hết hạn hợp đồng;
- Come into effect/come into force: Có hiệu lực;
- Article: Điều khoản;
- Validity: Thời gian hiệu lực;
- Authenticated: Xác nhận (bởi ai. VD: đại sứ quán);
- Goods description: Mô tả hàng hóa;
- Commodity = Goods description;
- Items: Hàng hóa;
- Cargo: Có nghĩa là hàng hóa (được vận chuyển trên phương tiện);
- Quantity: Số lượng;
- Quality specifications: Tiêu chuẩn chất lượng;
- Documents required: Chứng từ yêu cầu;
- Shipping documents: Chứng từ giao hang;
- Terms of payment: Điều kiện thanh toán;
- Unit price: Đơn giá;
- Amount: Giá trị hợp đồng;
- Grand amount: Tổng giá trị;
- Settlement: Thanh toán;
- Delivery time: Thời gian giao hàng;
- Institute cargo clause A/B/C: Điều kiện bảo hiểm loại A/B/C;
- Lead time: Thời gian làm hàng;
- Packing/packaging: Bao bì, đóng gói;
- Standard packing: Đóng gói tiêu chuẩn;
- Arbitration: Điều khoản trọng tài;
- Force majeure: Điều khoản bất khả kháng;
- Terms of maintenance: Điều khoản về bảo trì, bảo dưỡng;
- Terms of guarantee/warranty: Điều khoản bảo hành;
- Terms of installation and operation: Điều khoản lắp đặt và vận hành;
- Terms of test running: Điều khoản chạy thử;
- Model number: Số mã/mẫu hàng;
- Heat treatment: Xử lý bằng nhiệt;
- Dosage: Liều lượng;
- Exposure period: Thời gian phơi/ủ (với hàng cần hun trùng);
- Penalty: Điều khoản phạt;
- Claims: Khiếu nại;
- Disclaimer: Sự miễn trách;
- Act of God = force majeure: Bất khả kháng;
- Inspection: Giám định;
- Dispute: Tranh cãi;
- Liability: Trách nhiệm;
- On behalf of: Đại diện/thay mặt cho;
- Subject to: Tuân thủ theo;
- Brandnew: Mới hoàn toàn;
- General Conditions: Các điều khoản chung;
- Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VIAC): Có nghĩa là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam;
- Signature: Chữ kí;
- Stamp: Đóng dấu;
- In seaworthy cartons packing: có nghĩa là đóng gói thùng carton phù hợp với vận tải biển;
- Date of manufacturing: Ngày sản xuất;
- Label/labelling: Nhãn hàng hóa/dán nhãn hàng hóa;
- Inner Packing: Chi tiết đóng gói bên trong;
- Outer packing: Đóng gói bên ngoài;
- Unit: Đơn vị;
- Piece: Chiếc, cái;
- Sheet: Tờ, tấm;
- Pallet: Pallet;
- Roll: Cuộn;
- Bundle: Bó;
- Set: Bộ;
- Cbm: cubic meter (M3): Mét khối;
- Case: Thùng, sọt;
- Jar: Chum;
- Box: Hộp;
- Bag: Túi;
- Basket: Rổ, thùng;
- Drum: Thùng (rượu);
- Barrel: Thùng (dầu, hóa chất);
- Can: Can;
- Carton: Thùng carton;
- Bottle: Chai;
- Bar: Thanh;
- Crate: Kiện hàng;
- Package: Kiện hàng;
- Combo: Bộ sản phẩm;
- Pair: Đôi;
- Carboy: Bình;
- Offset: Hàng bù;
- Free of charge (FOC): Hàng miễn phí;
- Compensation: Đền bù, bồi thường;
- All risks: Mọi rủi ro;
- War risk: Bảo hiểm chiến tranh;
- Protest/strike: Đình công;
- Processing Contract: Hợp đồng gia công;
- Loss: Tỉ lệ hao hụt (hàng gia công/SXXK);
- FOB contract: Là Hợp đồng FOB (thường dùng cho hàng Sản xuất xuất khẩu).
Trên đây là những thông tin mà mình muốn chia sẻ đến cho các bạn về hợp đồng ngoại thương - Sale Contract và những thông tin liên quan đến nó. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho việc học tập cũng như trong công việc của bạn.
Ngoài ra, Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu online và offline để được những chuyên gia xuất nhập khẩu có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chia sẻ kiến thức làm nghề
Xem thêm các bài viết:
- Ngành xuất nhập khẩu học trường nào?
- Học xuất nhập khẩu ra làm gì?
- Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Làm Gì? – Công Việc Của Từng Vị Trí