Tiểu Ngạch Là Gì? Chính Ngạch Là Gì?

Tác giả sinhvienkinhte 10/04/2024 38 phút đọc

Có nhiều hiểu lầm xoay quanh thuật ngữ “tiểu ngạch” trong thực tế, điều này dẫn đến nhiều thông tin sai lệch về hình thức này.

Cùng Sinh viên kinh tế TPHCM tìm hiểu chi tiết về hình thức tiểu ngạch là gì? Chính ngạch là gì? trong bài viết sau, để có hiểu biết rõ ràng hơn và lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp với doanh nghiệp.

>>>> Bài viết xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

I. Tiểu Ngạch Là Gì? Tìm Hiểu Về Xuất Nhập Khẩu Tiểu Ngạch

1. Khái niệm tiểu ngạch là gì? Đường tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa, giao thương giữa hai quốc gia có vùng biên giới cạnh nhau, mô hình nhỏ hơn. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường gặp ở các loại mặt hàng dân dụng như quần áo, hàng nông sản, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng……với lượng nhỏ và thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp hơn so với xuất nhập khẩu chính ngạch.

Hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường gặp nhiều trong giao thương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Lào. Vì đây là hai nước liền kề nhau, còn đối với mặt hàng từ Mỹ, Châu Âu… thường được xuất nhập khẩu chính ngạch.

Tuy nhiên, bạn chỉ được phép mua bán hàng hóa đơn giản, thiết yếu khi vận chuyển tiểu ngạch và tuân thủ pháp luật về đóng thuế, theo dõi và kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng, kiểm dịch động vật, thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

#Hàng tiểu ngạch là gì?

Hàng tiểu ngạch khó thông quan, dưới sự quản lý của nhà nước và cần thủ tục pháp lý đầy đủ pháp lý như khai hải quan, nộp thuế, kiểm dịch, … có thể xuất nhập khẩu tiểu ngạch như:

  • Các mặt hàng bột, chất lỏng
  • Mỹ phẩm, thực phẩm
  • Các mặt hàng thuốc: Thuốc Tây, thuốc Bắc, thuốc Nam.
  • Các loại thịt bò khô, gà khô, cá khô, thực phẩm chức năng…

Các loại hàng hóa không được xuất nhập khẩu tiểu ngạch:

  • Tiền tệ, tiền giấy và các vật có giá trị ngang tiền
  • Các loại cổ vật, bảo vật, bảo vật quốc gia
  • Các loại hàng hoá phạm pháp, văn hoá phẩm đồi truỵ
  • Các loại chất kích thích, ma túy, thuốc phiện…
  • Vũ khí đạn dược, vũ khí quân sự….
  • Các mặt hàng dễ gây nguy hiểm cho môi trường
  • Các mặt dễ hư hỏng như thực phẩm tươi sống…

#Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là giao dịch mua bán thường diễn ra tại khu vực gần biên giới - cửa khẩu, giữa các quốc gia có chung đường biên giới. Đối tượng buôn bán tiểu ngạch thường là người dân ở gần khu vực biên giới hai quốc gia.

Nhập hàng tiểu ngạch theo từng lần bị giới hạn ở số lượng mua bán hàng hóa, do vậy, nhà nhập khẩu tiểu ngạch thường chỉ mua được một số lượng hàng nhỏ trong mỗi lần giao dịch.

Tiểu ngạch có phải buôn lậu không?

Bản chất hình thức tiểu ngạch là hình thức hợp pháp. Xét về thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch ngạch đơn giản hơn, thuế của hàng hóa tiểu ngạch thường thấp hơn hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch. Do vậy tiểu ngạch thường bị hiểu sai là vấn nạn buôn lậu hàng hóa.

Ngoài ra, nhiều người tận dụng hình thức này để nhập khẩu trái phép, không làm thủ tục hải quan, dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng hóa.

Tiểu Ngạch Là Gì? Chính Ngạch Là Gì?

2. Ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Ưu điểm

  • Thủ tục đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, công sức
  • Chi phí vận chuyển thấp, mức thuế thấp hơn so với chính ngạch.

Nhược điểm

Dù có nhiều ưu điểm, nhưng xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng tiềm ẩn những rủi ro rất cao mà các bên cần lưu ý:

  • Tính ổn định luồng hàng hóa thấp, Đơn hàng nhỏ, giá trị giao dịch thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu bị thay đổi theo thời vụ, thời tiết, chính sách kiểm định.
  • Đa số những mặt hàng tiểu ngạch dân dụng thường sẽ phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, thời tiết, thiên tai và xu hướng tiêu dùng.
  • Dễ dẫn đến tình trạng buôn lậu, trốn thuế, nếu kiểm soát thiếu chặt chẽ.
  • Vận chuyển hàng hóa gặp rủi ro cao

Hàng tiểu ngạch thường được mua bán giữa những người sống gần biên giới nên đa số không có hóa đơn hay chứng từ đầy đủ về hàng hóa đó, vì vậy dễ bị giữ lại kiểm tra khi qua hải quan dẫn đến trường hợp tắc biên. Không có quy định rõ ràng về thời gian tắc biên, hàng hóa đi qua cửa khẩu có thể bị thu giữ luôn do không có nguồn gốc cụ thể, và khó được trả lại.

Điều này dẫn đến khi xuất nhập khẩu tiểu ngạch thì dễ bị chậm hàng hoặc không được trả hàng luôn vì tiềm ẩn rủi ro rất cao.

  • Không minh bạch về giá cả

Thông thường, hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch sẽ khó biết được giá niêm yết cố định, do đó người mua khó để có thể mua được giá hàng hóa tốt nhất.

Xem thêm:

3. Thủ tục xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Căn cứ theo Mục II Thông tư 315/TCHQ-GQ, quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới như sau:

1. Thủ tục khai hàng:

a. Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, khi có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải đến Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế.

+ Phải nộp các giấy tờ sau:

Tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ

+ Phải xuất trình:

- Giấy chứng minh cư dân biên giới

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.

b. Riêng hàng tự sản tự tiêu của cư dân biên giới đem trao đổi mua bán mỗi lần có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn được miễn thuế theo Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ phải xuất trình giáy chứng minh cư dân biên giới và hàng hoá để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi.

Nếu tổng trị giá những hàng hoá đó vượt định mức miễn thuế thì phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch phần vượt đó. Đối với những trường hợp này, Hải quan cửa khẩu dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính cùng lúc thay cả cho tờ khai và biên lai nộp thuế.

2. Thủ tục kiểm hoá.

- Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải đưa hàng đến cửa khẩu và xuất trình hàng để hải quan kiểm tra.

- Căn cứ vào quy định của Tổng cục Hải quan, tuỳ theo tính chất từng loại hàng cụ thể, trưởng Hải quan cửa khẩu quy định phương pháp kiểm tra cho thích hợp. Việc kiểm hoá phải tiến hành trước sự chứng kiến của chủ hàng.

- Cán bộ kiểm hoá đối chiếu giữa tờ khai và các giấy tờ có liên quan với thực tế hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để ghi kết quả kiểm hoá.

- Căn cứ giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hoá, trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.

- Việc luân chuyển giấy tờ như sau:

+ Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.

+ Lưu các giấy tờ còn lại tại hải quan cửa khẩu.”

Việc nhập khẩu tiểu ngạch đối với việc tự mua hàng hay order qua kênh thương mại điện tử về Việt Nam trở nên khó khăn hơn khi người mua phải tự kê khai giấy tờ, nộp thuế về các loại hàng hóa đó.

II. Chính Ngạch Là Gì? Tìm Hiểu Về Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch

1. Chính ngạch là gì? Đường chính ngạch là gì?

Chính ngạch là hình thức mua bán hàng hóa quốc tế, được áp dụng phổ biến cho nhiều quốc gia trên thế giới. Hình thức này yêu cầu đầy đủ các giấy tờ, chứng từ XNK, thủ tục hải quan theo quy định pháp luật.

Hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức mà các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài, cam kết giao dịch giữa các bên, căn cứ theo thông lệ quốc tế.

2. Ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu chính ngạch

Ưu điểm của nhập khẩu chính ngạch

  • Phương thức XNK chính ngạch được nhà nước khuyến khích và hỗ trợ do tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
  • Giá trị giao dịch lớn, và không bị giới hạn nhiều về số lượng, hạn định.
  • Xuất xứ hàng hóa rõ ràng, giấy tờ, chứng từ đầy đủ theo quy định pháp luật, hạn chế được rủi ro bị thu giữ bởi cơ quan hải quan.
  • Mọi quyền lợi và trách nhiệm được cam kết bởi hợp đồng ngoại thương khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên mua bán.
  • Tính ổn định cao hơn so với hàng tiểu ngạch.
  • Được đảm an toàn hơn, phù hợp hàng hóa có giá trị cao.
  • Được ký kết giao thương với Việt Nam và nhiều quốc gia, không nhất thiết phải có biên giới chung.

Nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch

  • Thủ tục khá phức tạp, chỉ được nhận hàng sau khi thông quan, trừ khi được phép đưa hàng về kho bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.
  • Thời gian vận chuyển lâu hơn, do thủ tục, hoặc đường vận chuyển.
  • Chi phí cao hơn tiểu ngạch do thủ tục rườm rà, phát sinh các loại phí hải quan, thuế suất cao hơn và chi phí khác.
  • Hàng hóa bị kiểm soát chặt chẽ qua hải quan, và sẽ ít linh hoạt hơn.
  • Chính sách có nhiều hạn chế, nên nhiều mặt hàng bị cấm nhập khẩu.

3. Thủ tục xuất nhập khẩu chính ngạch

Thủ tục xuất nhập khẩu chính ngạch được thực hiện theo quy định hiện hành, căn cứ theo Thông tư 39/2018/NĐ-CP

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính ngạch:

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa chính ngạch theo từng quốc gia, hay doanh nghiệp là khác nhau. Về cơ bản, doanh nghiệp sẽ tuân theo các bước thực hiện sau:

Bước 1: Kiểm tra bộ chứng từ

Bộ chứng từ bao gồm:

  • Hợp đồng ngoại thương - Sales contract
  • Hóa đơn thương mại - Commercial invoice
  • Bảng kê hàng hóa - Packing list
  • Thông báo hàng đến - A/N
  • Vận đơn -Bill of Lading
  • Certificate of Origin (C/O): Chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Nếu có).;
  • Chứng từ khác ( nếu có);

Ngoài ra, còn 1 số chứng từ liên quan kiểm tra chuyên ngành, tùy thuộc vào mặt hàng.

Bước 2: Khai báo hải quan

Doanh nghiệp lên tờ khai, khai báo thủ tục trên phần mềm ECUS5 VNACCS.

Khi đã truyền tờ khai xong, hệ thống sẽ tự động phân luồng:

+ Luồng xanh, mã kiểm tra trên Tờ khai là số 1 - được thông quan, bạn cần nộp 1 số hồ sơ để hoàn tất thủ tục thông quan.

+ Luồng vàng, mã kiểm tra trên Tờ khai là số 2 - cần xuất trình chứng từ để cơ quan hải quan kiểm tra và được thông quan.

+ Luồng đỏ, mã Kiểm tra trên Tờ khai là số 3 - cần xuất trình chứng từ và kiểm hóa thực tế hàng hóa.

Bước 3: Hoàn tất nộp thuế và lấy lệnh giao hàng

Bạn có thể thanh toán điện tử; hoặc qua ngân hàng hoặc kho bạc, đồng thời lấy lệnh giao hàng D/O (cần chuẩn bị B/L; Thông báo hàng đến - A/N, Giấy giới thiệu của Công ty nhận hàng trên A/N; đối với hàng container cần giấy mượn Container; Giấy hạ container rỗng; Hạn lệnh giao hàng; và lấy Hóa đơn.).

Khi lấy lệnh cần lưu ý với hàng Container cần có những thứ đi kèm như sau: Phải làm

Bước 4: In phiếu giao nhận, thanh lý và lấy hàng

Sau khi thông quan, doanh nghiệp in danh sách mã vạch container nhập thông số và in mã vạch tờ khai, và in phiếu giao nhận container (Phiếu EIR), rồi đưa 2 mã vạch đi thanh lý Hải quan giám sát để cảng vụ giao container cho bạn.

Khi thanh lý xong: Cung cấp Phiếu EIR và giấy hạ rỗng cho xe vào lấy hàng hóa.

Lưu ý : Tài xe lái xe cần có thông tin xuất hóa đơn hạ rỗng.

Bước 5: Nhận lại tiền mượn container (nếu có kí cược mượn container)

Để lấy cược từ hãng tàu, cần có các chứng từ: Giấy giới thiệu; Giấy hạ rỗng; Giấy mượn container.

Bước 6: Hoàn tất hồ sơ và quyết toán ngân hàng

Lưu lại hồ sơ, tờ khai hải quan rồi mang hồ sơ đến ngân hàng để xác nhận thanh toán hết hoặc xác nhận thanh toán một phần nếu chưa hoàn thiện.

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa chính ngạch:

Bước 1: Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương

Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa; Booking tàu

Bước 3: Khai báo hải quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu.

Bộ chứng từ xuất khẩu bao gồm:

  • Hợp đồng ngoại thương - Sales contract
  • Hóa đơn thương mại - Commercial invoice
  • Bảng kê hàng hóa - Packing list

Điều phối xe lấy vỏ container, kéo xuống kho đóng hàng.

Khai báo hải quan và truyền tờ khai hải quan xuất khẩu.

Sau đó hạ hàng tại cảng xuất, làm thủ tục thông quan tờ khai xuất, vào sổ tàu, ….

Bước 4: Hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu

Bước 5: Tất toán với ngân hàng.

III. Tiểu ngạch và chính ngạch khác nhau như thế nào?

1. Sự khác nhau giữa tiểu ngạch và chính ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch có nhiều điểm khác nhau như:

  • Đường vận chuyển:

Hàng hóa chính ngạch được vận chuyển qua cửa khẩu và đóng thuế, phí liên quan và hoàn thiện thủ tục hải quan. Còn hàng hóa tiểu ngạch thường được vận chuyển theo con đường riêng, không phải chịu sự kiểm duyệt khắt khe từ hải quan nhưng phải đóng thuế đầy đủ theo quy định.

Vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch sẽ bị quản lý kiểm tra bởi cơ quan hải quan bất cứ lúc nào để xác định hàng hóa và đảm bảo an toàn.

  • Giấy tờ, thủ tục

Với chứng từ hay thủ tục xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch khác nhau, được thể hiện rõ ở mục 3 phần I và phần II phía trên.

Hàng tiểu ngạch có thuế suất thấp hơn rất nhiều, thủ tục đơn giản dễ dàng hơn, hàng hóa muốn thông quan chỉ cần có tờ khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu. Với hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch sẽ phức tạp hơn, cần nhiều chứng từ và chịu mức thuế cao hơn.

  • Giá trị khi giao dịch:

Hàng chính ngạch không bị giới hạn về chi phí, giá trị đơn hàng hay số lượng hàng, được giao dịch với bất cứ hàng hóa nào mà pháp luật không cấm. Hình thức tiểu ngạch sẽ bị giới hạn số lượng mua hàng theo quy định của pháp luật.

2. Nên lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch hay chính ngạch

Thực tế, các doanh nghiệp lớn sẽ ưu tiên hình thức chính ngạch nhất vì cần đến các hợp đồng lớn, giá trị cao hơn với đối với công ty đối tác nước ngoài, đảm bảo tính an toàn (đặc biệt doanh nghiệp mới giao dịch lần đầu), đây gần như là con đường duy nhất của các doanh nghiệp. Kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên ưu tiên hình thức này. Đây là hình thức được nhà nước khuyến khích, và sắp tới sẽ áp đặt cho toàn bộ doanh nghiệp để theo dõi và kiểm soát chặt chẽ quá trình XNK và chính sách thuế và giao dịch ngoại thương.

Hình thức tiểu ngạch thì được ưu tiên bởi doanh nghiệp nhỏ, mô hình nhỏ, số lượng vận chuyển nhỏ, đối với các quốc gia có chung đường biên giới. Tuy nhiên, về lâu dài, đây sẽ không còn là hình thức được khuyến khích, vì thế doanh nghiệp cần có định hướng rõ ràng hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch mà Sinh viên kinh tế TPHCM muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về các hình thức giao dịch này.

Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM và Hà Nội

Tác giả sinhvienkinhte 2
Bài viết trước Review Khóa Học Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội Tốt Nhất

Review Khóa Học Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội Tốt Nhất

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo