Sử Dụng Hối Phiếu Trong Thanh Toán Quốc Tế

Tác giả sinhvienkinhte 10/04/2024 26 phút đọc

Sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế ngày càng được nhân rộng hơn. Cùng sinhvienkinhtetphcm.com tìm hiểu chi tiết về chứng từ này trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Bài viết xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

I. Đặc điểm của hối phiếu:

Hối phiếu thường có những đặc điểm như sau:

- Tính bắt buộc: Người trả tiền hối phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu và không thể viện bất cứ lý do riêng nào của mình để từ chối trả tiền đối với người ký phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.

- Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Nói cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.

- Tính lưu thông: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, trên hối phiếu có một giá trị tiền nhất định và hối phiếu có tính bắt buộc & tính trừu tượng.

II. Nội dung của hối phiếu.

Trên 1 hối phiếu thường thể hiện các nội dung chính như sau:

1. Tiêu đề hối phiếu

- Bắt buộc phải ghi chữ “Hối phiếu” hoặc “Bill of Exchange”. Nếu tiêu đề được viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung bên trong cũng phải viết bằng tiếng Anh.

2. Số tiền và loại tiền:

- Số tiền phải được ghi rõ ràng bằng cả chữ và số. Lưu ý là số tiền không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C).

3. Người trả tiền:

- Họ tên và địa chỉ người trả tiền của phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới bên trái, tức là ghi vào chỗ chữ “To......” .

4. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:

Có 2 dạng:

- Trả tiền ngay: sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (at ...... Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange).

- Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận:

+ Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu

+ Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu

+ Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn

+ Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng

+ Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai

5. Địa điểm trả tiền:

- Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa điểm thanh toán.

- Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu quy định một địa điểm thanh toán khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán.

6. Lợi ích người dùng được hưởng từ hối phiếu là gì:

- Người hưởng lợi có thể là: Bản thân người ký phát, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay.

- Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

7. Nơi và ngày lập hối phiếu:

- Nơi lập: ở quốc gia người phát hành (người xuất khẩu)

- Ngày lập: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.

8. Người ký phát:

- Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên hối phiếu.

- Chữ ký của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải và người ký phát phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu...mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.

Sử Dụng Hối Phiếu Trong Thanh Toán Quốc Tế

III. Phân loại hối phiếu

Việc phân loại hối phiếu dựa vào các tiêu thức sau:

a. Căn cứ vào người tạo lập

- Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua, việc tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng.

- Hối phiếu ngân hàng: Là hối phiếu do ngân hàng ký phát đòi tiền ở người khác, sự thành lập hối phiếu có sự tham gia của ngân hàng.

b. Căn cứ vào thời hạn trả tiền

- Hối phiếu trả tiền ngay (at sight Bill, at sight draft): Là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hối phiếu người trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho người hưởng lợi hối phiếu hay người cầm hối phiếu.

- Hối phiếu có kỳ hạn (USSANCE BILL, USSANCE DRAFT, Time Draft) là loại hối phiếu mà việc trả tiền được tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hối phiếu có kỳ hạn có ba trường hợp: Trả sau bao nhiêu ngày nhìn thấy hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày ký phát hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày lập vận đơn đường biển, ngày giao hàng.

c. Căn cứ vào chứng từ kèm theo

- Hối phiếu trơn (Clean Bill) là hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo điều kiện nào có liên quan tới việc trao chứng từ hàng hoá, được dùng trong phương thức nhờ thu trơn.

- Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill) là hối phiếu mà việc trả tiền có kèm điều kiện về chứng từ, nếu người trả tiền đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ, được sử dụng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức tín dụng chứng từ.

d. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng

- Hối phiếu đích danh (Nominal Bill, Name bill) là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi, hối phiếu này không được chuyển nhượng.

- Hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu (Bearer bill) là loại hối phiếu vô danh trên hối phiếu không tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho người cầm hối phiếu (Pay to bearer). Đối với loại hối phiếu này ai giữ sẽ là người hưởng lợi.

- Hối phiếu theo lệnh: là hối phiếu có ghi" Pay to the order of..." (trả tiền theo lệnh). Hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu nên được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

Xem thêm:

IV. Hối phiếu có bắt buộc phải có mặt trong phương thức nhờ thu hay không?

Phương thức nhờ thu: Là việc ngân hàng thay mặt Nhà xuất khẩu (Người ủy
nhiệm) thu hộ một khoản tiền từ Nhà nhập khẩu (Người có trách nhiệm thanh
toán hối phiếu) trên cơ sở hối phiếu và/ hoặc chứng từ giao hàng.

Hối phiếu bắt buộc phải có mặt trong phương thức nhờ thu vì:

• Trong trường hợp nhờ thu phiếu trơn thì phải có Bộ chứng từ tài chính

• Trong trường hợp nhờ thu kèm chứng từ thì phải có 2 Bộ chứng từ thương mại và tài chính, hoặc bộ chứng từ tài chính.

Mà Bộ chứng từ tài chính bao gồm hối phiếu.

V. So sánh kỳ phiếu và hối phiếu

a) Giống nhau

- Giấy tờ có giá trị do người ký phát lập nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với bên bị ký phát

- Có các nghiệp vụ: ký hậu chuyển nhượng, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu, cầm cố

b) Khác nhau

Khác nhauHối PhiếuKỳ phiếu
Bản chấtLà công cụ đòi tiềnLà công cụ hứa trả tiền
Người lậpChủ nợNgười thiếu nợ
Người thụ hưởngNgười ký phát hoặc được người thứ ba chuyển nhượngNgười ghi trên kỳ phiếu hoặc người thứ 3 được chuyển nhượng
Số người ký phátDo một người tạo lậpCó thể một hoặc nhiều người
Yêu cầu chấp nhận thanh toánCó,đặc biệt là hối phiếu trả sauKhông phát sinh nghĩa vụ này
Thời gian phát hànhSau khi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng cơ sởTrước khi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng cơ sở
Phạm vi sử dụngTrong hoạt động thương mạiHoạt động thương mại và trong một số lĩnh vực dân sự khác
Số bảnCó thể hơn 1 bản1 bản
Người bảo lãnhKhông cần thiếtBắt buộc phải có bên thứ 3 bão lãnh

VI. Lưu ý về ký hậu chuyển nhượng hối phiếu

* Trình bày nghiệp vụ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu

Ký hậu hối phiếu là hình thức để chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó.

Hành vi ký hậu có hai ý nghĩa pháp lý:

(1) Điều này thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác theo quy định trong mặt sau của hối phiếu. Sự ký hậu này mang tính trừu tượng, có nghĩa là người ký hậu không cần nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó mà người được chuyển nhượng nghiễm nhiên trở thành người hưởng lợi của hối phiếu đó;

(2) việc ký hậu hối phiếu xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu với những người cầm phiếu sau đó. Trong chuyển nhượng trái quyền dân luật, người chuyển nhượng chỉ đảm bảo rằng con nợ có thiếu số tiền được chuyển nhượng mà không đảm bảo rằng con nợ sẽ thanh toán số nợ đó. Trong luật hối phiếu thì người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng, nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó, bởi vì người ký hậu là người đóng vai trò chủ động trong việc ký phát hối phiếu, ký tên vào hối phiếu, nhưng hối phiếu có được chấp nhận hay không lại là vấn đề khác.

Ký hậu được ghi ở mặt sau của hối phiếu dưới 4 hình thức sau đây:

Ký hậu trắng (Blank endorsement) là việc ký hậu không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại. Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau của hối phiếu hoặc nếu có ghi thì chỉ ghi chung chung như “trả cho..”.

Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại. Ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.

Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement) là việc ký hậu chỉ định rõ ràng người được hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi.

Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement) là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu “Miễn truy đòi người ký hậu” cùng với một trong ba loại ký hậu nêu trên. Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế.

* Hối phiếu nào hiện nay được phép chuyển nhượng

Hối phiếu được chuyển nhượng phải là hối phiếu ĐÃ ĐƯỢC KÝ CHẤP NHẬN. Không được chuyển nhượng hối phiếu quá hạn (quá 1 năm kể từ ngày ký phát), hối phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc hối phiếu đã bị từ chối thanh toán.

Nếu trên tờ hối phiếu ghi là: “Cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”, hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương đương thì không được chuyển nhượng hối phiếu.

Chuyển nhượng là chuyển nhượng toàn phần. Có nghĩa là nếu người xuất khẩu chuyển nhượng một phần giá trị của của hối phiếu thì việc chuyển nhượng đó không có giá trị pháp lý.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hợp đồng thương mại, các loại hợp đồng thương mại và mẫu hợp đồng thương mại mới nhất mà Sinh viên kinh tế TPHCM muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về hợp đồng thương mại.

Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM và Hà Nội

Tác giả sinhvienkinhte 2
Bài viết trước Điều Kiện Bảo Hiểm Hàng Hóa Trong Vận Tải Quốc Tế

Điều Kiện Bảo Hiểm Hàng Hóa Trong Vận Tải Quốc Tế

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo