Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Tổng Quan Về Ngành Xuất Nhập Khẩu
Ngành xuất nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, đồng thời mở ra nhiều cơ hội, thị trường cho các doanh nghiệp nói chung, hay tạo nhiều cơ hội việc làm cho cá nhân nói riêng.
Hãy cùng Sinh viên kinh tế TPHCM tìm hiểu chi tiết về ngành xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây nhé
1. Xuất nhập khẩu là gì?
Khái niệm xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là hình thức thương mại quốc tế - các hoạt động giao dịch mua bán quốc tế, bao gồm:
>>>> Bài viết xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt
Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là hình thức mà hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia sản xuất trong nước và bán cho các doanh nghiệp hoặc khách hàng sống ở nước ngoài. Điều này dẫn đến một dòng tiền lớn đổ vào các quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ của họ.
Các công ty có thể chọn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của họ ra nước ngoài vì điều này cho phép họ:
- Tham gia vào thương mại toàn cầu
- Tiếp cận thị trường mới
- Tăng thu nhập
Thông thường, khu vực mà công ty xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ có lợi thế cạnh tranh hơn các công ty khác vì hàng hóa hoặc dịch vụ của họ vượt trội hơn. Họ cũng có thể xuất khẩu hàng hóa mà họ sản xuất tự nhiên mà các quốc gia khác thiếu vì lý do khí hậu và địa lý.
Ví dụ: Jamaica, Kenya và Colombia đều có khí hậu thích hợp để trồng cà phê. Điều này giúp cải thiện khả năng xuất khẩu hàng hóa này sang nước ngoài, nơi cà phê không thể được sản xuất tại địa phương.
Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu là hình thức mà hàng hóa và dịch vụ mà một doanh nghiệp hoặc khách hàng mua từ một quốc gia khác. Điều này dẫn đến dòng tiền chảy ra khỏi các quốc gia mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.
Trong khi hầu hết các quốc gia cố gắng xuất khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn để tăng thu nhập trong nước, mức nhập khẩu cao có thể cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng. Điều này đặc biệt đúng nếu nhập khẩu chủ yếu là tài sản sản xuất, chẳng hạn như thiết bị và máy móc, vì nước nhận có thể sử dụng chúng để tăng năng suất kinh tế của mình.
Ví dụ: một công ty sản xuất giấy ở Mỹ có thể chọn nhập khẩu một máy mới từ Ý vì nó tiết kiệm chi phí hơn so với việc tự sản xuất hoặc mua từ các nhà cung cấp trong nước. Một khi các nhà sản xuất đã lắp đặt máy, nó có thể cải thiện khả năng sản xuất các hàng hóa giấy của các công ty sản xuất, do đó tăng doanh thu và khả năng xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn trong tương lai.
2. Vai trò của xuất nhập khẩu
Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để tiếp cận thương mại toàn cầu, với xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra nhiều việc làm.
- Yêu cầu đầu tư ít hơn về thời gian và tiền bạc so với các dự án khác
- Cách tiếp cận thương mại toàn cầu
- Rủi ro tương đối nhỏ so với các con đường khác nhau để tham gia kinh doanh quốc tế.
- Vì không có quốc gia nào có thể tự cung tự cấp 100%, xuất khẩu và nhập khẩu là rất quan trọng đối với hoạt động và tăng trưởng của đất nước.
- Các quốc gia có được công nghệ tốt nhất hiện có cũng như các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất từ các quốc gia khác trên thế giới.
- Việc xuất nhập khẩu giúp kiểm soát giao dịch tốt hơn nhiều so với việc thiết lập thị trường mới và rủi ro khá thấp.
3. Các loại hình xuất nhập khẩu
Căn cứ theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, mã loại hình xuất nhập khẩu bao gồm 24 mã loại hình nhập khẩu và 16 mã loại hình xuất khẩu như sau:
Mã loại hình nhập khẩu:
- A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng
- A12: Nhập kinh doanh sản xuất
- A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập
- A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu
- A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu
- A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm
nhập - A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế
- A44: Nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
- C11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan
- C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan
- E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài
- E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX
- E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa
- E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài
- E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang
- E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
- E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế
- E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài
- G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn
- G13: Tạm nhập miễn thuế
- G14: Tạm nhập khác
- G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
- G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất
- H11: Hàng nhập khẩu khác.
Mã loại hình xuất khẩu:
- B11: Xuất kinh doanh
- B12: Xuất sau khi đã tạm xuất
- B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu
- C12: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài
- C22: Hàng hóa đưa ra khu phi thuế quan
- E42: Xuất khẩu sản phẩm của DNCX
- E52: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài
- E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác
- E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu
- E82: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài
- G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
- G22: Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn
- G23: Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế
- G24: Tái xuất khác
- G61: Tạm xuất hàng hóa
- H21: Xuất khẩu hàng khác
>>>> Xem thêm:
- Mẫu Hợp Đồng Ngoại Thương Và Cách Soạn Thảo
- Tổng Hợp Thuật Ngữ Và Từ Vựng Tiếng Anh Xuất Nhập Khẩu
- Khai Báo Hải Quan Là Gì? Kiến Thức Cần Biết
4. Các vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu
Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu. Các công ty lớn sản xuất các hàng hóa như máy móc, công nghệ, xe cộ, hàng hóa và nhiên liệu khoáng sản thường tham gia vào các ngành công nghiệp xuất nhập khẩu. Dưới đây là một số ngành nghề thường làm việc trong xuất khẩu và nhập khẩu:
Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý chuỗi cung ứng giám sát từng giai đoạn sản xuất, từ việc mua nguyên liệu thô đến giao hàng hóa cuối cùng. Họ tổ chức vận chuyển hàng hóa từ trung tâm phân phối đến khách hàng và cửa hàng.
Điều phối vận tải đường hàng không: Chịu trách nhiệm giám sát tất cả các nhiệm vụ hành chính cần thiết cho các hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, chuẩn bị các chứng từ, giấy tờ, invoices, bills và tờ khai hải quan.
Điều phối vận tải đường biển: Quản lý tất cả các nhiệm vụ hành chính cần thiết để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài bằng đường biển. Chuẩn bị các chứng từ, giấy tờ, invoices, bills và tờ khai hải quan.
Quản lý logistics: Còn được gọi là người quản lý phân phối, người quản lý logistics giám sát dòng hàng hóa thông qua một doanh nghiệp. Đảm bảo hàng hóa giao đúng nơi, đúng thời điểm để thực hiện các giao dịch bán hàng. Các nhà quản lý logistics thường giám sát nhân viên kho và giao tiếp trực tiếp với các nhà cung cấp và khách hàng phân phối.
Nhân viên giao nhận/ops: Thực hiện các công việc giao nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan.
Đại lý hải quan: Đại lý hải quan làm việc với các công ty để đảm bảo hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu việc nhập khẩu và làm thủ tục hải quan.
Bên cạnh đó có nhiều vị trí mà bạn cần quan tâm ví như: Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, nhận viên thu mua, sales, nhân viên khai báo hải quan,...
Cơ hội nghề nghiệp
Ngành xuất nhập khẩu đang là ngành hot với cơ hội việc làm rộng mở khi xu thế hội nhập ngày càng cao hơn. Đặc biệt, ngành nghề này có mức thu nhập tốt hơn hẳn so mặt bằng chung.
5. Quy trình làm việc của nhân viên xuất nhập khẩu
Quy trình làm việc của nhân viên xuất nhập khẩu thường bao gồm các bước:
Giai đoạn 1: Các bên tham gia đàm phán, thống nhất về giao dịch mua bán quốc tế
Bước 1: Tìm kiếm nguồn hàng hóa, thị trường muốn XNK.
Bước 2: Lập kế hoạch ngân sách, chi phí hàng hóa
Bước 3: Thực hiện đàm phán, ký kết các loại hợp đồng.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị hàng hóa
Bước 4: Thực hiện thanh toán hàng hóa, tùy thuộc vào điều kiện giao hàng
Bước 5: Thuê phương tiện vận tải
Bước 6: Mua bảo hiểm hàng hóa
Bước 7: Xin giấy phép xuất nhập khẩu
Bước 8: Thực hiện kiểm soát, kiểm tra, kiểm định, hun trùng với lô hàng (nếu là hàng hóa đặc biệt).
Giai đoạn 3: Tiến hành giao hàng
Bước 9: Chuẩn bị các chứng từ liên quan
Bước 10: Thực hiện giao nhận hàng hóa
Bước 11: Hoàn tất các thủ tục hải quan liên quan
6. Những chứng chỉ xuất nhập khẩu cần thiết cho nghề
Ngành xuất nhập khẩu không yêu cầu bắt buộc về các chứng chỉ mà khả năng làm nghề và xử lý công việc. Nếu bạn muốn làm đẹp CV thì đây là một số chứng chỉ mà bạn có thể quan tâm:
- Chứng chỉ nghiệp vụ khai báo hải quan
Mỗi năm tổng cục hải quan tổ chức 01 - 02 kỳ thi lấy chứng chỉ.
Chứng chỉ nghiệp vụ khai báo hải quan có giá trị vĩnh viễn, còn thẻ nhân viên đại lý hải quan thì chỉ có giá trị 03 năm.
- Chứng chỉ CSCP quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp
Chứng chỉ CSCP do APICS chứng nhận, có giá trị quốc tế. Người học có ít nhất 3 năm kinh nghiệm kinh doanh Logistics, bằng cử nhân hoặc đã có chứng chỉ CPIM, CLTD, CPSM… còn giá trị hiệu lực.
- Chứng chỉ CPIM trong sản xuất và quản lý hàng Tồn Kho
Chứng chỉ CPIM cũng do APICS cấp, đây là loại chứng chỉ được các nhà quản lý Logistics cao cấp lựa chọn vì công tác quản lý sản xuất và quản lý tồn kho giữ vai trò trọng điểm trong chuỗi Logistics.
Người học không yêu cầu phải có bằng đại học hay cao đẳng, chỉ cần thi đậu 2 kỳ thi CPIM phần 1 và phần 2 trong vòng 03 năm.
- Chứng chỉ CLTD trong Logistics, Vận tải và phân phối
Chứng chỉ CLTD được cấp bởi APICS, nội dung chương trình đào tạo tập trung vào quản lý kho hàng, theo dõi hàng tồn kho và đặt hàng nên rất phù hợp với những nhân viên, chuyên viên, quản lý muốn phát triển sâu trong khía cạnh kho vận Logistics.
- Chứng chỉ chuyên nghiệp trong quản lý nguồn cung ứng (CPSM)
Chứng chỉ CPSM được Viện Quản lý cung ứng ISM chứng nhận, có giá trị trong vòng 4 năm. Nội dung đào tạo hướng đến quá trình lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua hàng. Người học phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng toàn thời gian.
- Chứng chỉ FIATA về giao nhận vận tải quốc tế
Chứng chỉ FIATA do Liên đoàn Các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) cấp.
7. Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Hiện nay có nhiều môi trường giúp các bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng về ngành xuất nhập khẩu có thể kể đến:
#Trường đại học:
Có nhiều trường đại học mở ra ngành học xuất nhập khẩu, như sau:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM
- Đại học Kinh tế TP. HCM.
- Đại học Hàng hải Việt Nam
- Đại học Bách Khoa
- Học viện Tài Chính
- Đại học Thương Mại.
- Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
- Đại học Công Nghệ TPHCM – HUTECH
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Tôn Đức Thắng
Bên cạnh việc học chuyên ngành xuất nhập khẩu tại trường đại học, nhiều bạn lựa chọn hình thức học xuất nhập khẩu tại các trung tâm tạo đào tạo xuất nhập khẩu thực tế để bổ sung các kiến thức nghiệp vụ thực tế, phục vụ cho công việc.
Một trong những trung tâm được đánh giá cao về mảng đào tạo xuất nhập khẩu thực tế uy tín - Xuất nhập khẩu Lê Ánh.
8. Các công ty xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Việt Nam
Các công ty xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến:
- Công ty DHL Việt Nam.
- Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Petrolimex – PITCO
- Công Ty TNHH On Time Worldwide Logistics (Việt Nam)
- Công Ty CP SX & XNK Lâm Sản Sài Gòn (Vinafor Sài Gòn)
- Công ty Cổ Phần Logistics U&I.
- Công ty Cổ Phần Logistics VINALINK.
- Công ty TNHH KNIGHT LOGISTICS
- Công ty TNHH GOLDWELL
- Công ty TNHH MTV SOTRANS Logistics.
- Công ty TNHH Vận Tải Miên Sơn – Mison Trans.
- Công ty TNHH REAL Logistics
- Công ty cổ phần thương mại & dịch vụ HBS Việt Nam.
- Công Ty TNHH Hitachi Transport System (Việt Nam)
- Công ty Kuehne + Nagel Việt Nam
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Tổng Quan Về Ngành Xuất Nhập Khẩu mà Sinh viên kinh tế TPHCM muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về ngành xuất nhập khẩu này.
Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM và Hà Nội
Từ khóa liên quan: xuất nhập khẩu là gì, khóa học xuất nhập khẩu, nhân viên xuất nhập khẩu là gì, học xuất nhập khẩu ở đâu, công ty xuất nhập khẩu, ngành xuất nhập khẩu, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, thực tập sinh xuất nhập khẩu, việc làm xuất nhập khẩu, học xuất nhập khẩu, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, quy trình xuất nhập khẩu, nhân viên xuất nhập khẩu làm gì, tiếng anh xuất nhập khẩu, công việc xuất nhập khẩu, các loại hình xuất nhập khẩu, học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, chứng chỉ xuất nhập khẩu, ngành xuất nhập khẩu học trường nào, ngành xuất nhập khẩu là gì, thủ tục xuất nhập khẩu.